Báo giá gạch kính lấy sáng – Ưu nhược điểm và cách thi công

Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, gạch kính là một trong những vật liệu thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, sản phẩm này có kết cấu đặc biệt do đó để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình đòi hỏi bạn phải nắm vững cách ốp lát, thi công. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn.

Thế nào là gạch kính?

Thế nào là gạch kính?

Gạch kính là loại gạch được làm từ kính, cấu trúc gạch rỗng ở bên trong do đó nó có khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm tốt. Bên cạnh đó, bề mặt kính sáng bóng giúp việc vệ sinh đơn giản, thuận tiện hơn.

Với các tính năng trên do đó gạch kính được nhiều khách hàng lựa chọn. Bạn có thể bắt gặp nó ở nhiều nơi như: spa, showroom, vách ngăn nhà tắm hay khu nghỉ dưỡng,……

Ưu điểm của gạch kính

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của gạch kính lấy sáng:

Lấy ánh sáng tốt

Được làm từ thủy tinh do đó gạch kinh có khả năng khúc xạ cũng như phản chiếu ánh sáng cực tốt. Hiện nay sản phẩm này được lắp đặt cho nhà tắm, nhà bếp để giúp không gian thoáng sáng hơn.

Trọng lượng của gạch kính nhẹ

Với trọng lượng giao động từ 60-80kg/m2, cường độ nén 7Mpa do đó gạch kính có độ bền cực tốt và nhẹ hơn so với các loại gạch thông thường.

Khả năng cách âm chuẩn

gạch kính mang khả năng cách âm chuẩn

Gạch kính cấu tạo rỗng bên trong do đó có khả năng tránh tiếng ồn và cách âm cực kỳ hiệu quả.

Tính thẩm mỹ cao

Với đa dạng mẫu mã cùng bảng màu phong phú, gạch kính được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nhờ khả năng thi công biến tấu nó sẽ góp phần tô điểm cho công trình.

An toàn, chắc chắn

Cùng với sự phát triển của công nghệ, hiện nay các loại gạch từ chất liệu kính, thủy tinh có cường độ nén tốt. Các sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng trước khi tung ra thị trường.

Nếu thi công đúng kỹ thuật, gạch kĩnh sẽ đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và chống chịu được với thời tiết.

Dễ dàng vệ sinh

gạch kính dễ vệ sinh

Chỉ bằng chất tẩy rửa hay xà phòng là bạn đã có thể dễ dàng lau sạch bề mặt gạch kính. Ngoài ra, khi sử dụng loại gạch này bạn cũng hoàn toàn yên tâm bởi nấm mốc không thể phát triển trên kính.

Không thấm nước

Gạch kính có tỷ lệ thấm hút nước 0% do đó bạn có thể yên tâm về khả năng kháng nước của vật liệu này.

An toàn với môi trường

Nhiều loại gạch kính được làm từ các vật liệu tái chế và sau khi sử dụng, chúng có thể tái chế lại thành sản phẩm khác. Do đó sử dụng gạch kính an toàn và thân thiện với môi trường.

Gạch kính có nhược điểm gì?

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên gạch kính vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

Các góc cạnh dễ bị vỡ

Các góc cạnh dễ bị vỡ

Được cấu tạo từ thủy tinh nên gạch kính dễ bị nứt vỡ, đặc biệt là các góc cạnh. Do đó trong quá trình vận chuyển hay thi công bạn cần cẩn thận, hạn chế đối đa các va chạm.

Đường ron khi thi công lớn

Thi công gạch kính khá khó khăn, với đường ron lớn do đó yêu cầu kỹ thuật viên cần phải có tay nghề cao, sử dụng loại keo chà ron có chất lượng tốt.

Bắt buộc lắp đặt gạch kính chuyên nghiệp

Đặc điểm của thủy tinh là trong mờ do đó có thể nhìn thấy chất kết dính qua gạch. Do đó bắt buộc lắp đặt gạch kính phải là thợ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tay nghề cao.

Chi phí sản phẩm cao

Gạch thủy tinh ngày càng phổ biến nhưng đây là loại vật liệu đắt tiền nhất hiện nay. Do đó, nếu sử dụng gạch kính, bắt buộc bạn phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn.

Phân loại gạch kính theo công năng sử dụng

Dựa vào công năng sử dụng, gạch kính được phân thành 2 loại như sau:

Gạch kính thông gió và lấy sáng

Đây là loại gạch kính phổ biến nhất hiện nay. Loại gạch này có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt và thường được lựa chọn thi công cho những công trình cần ánh sáng.

Gạch kính thông gió và lấy sáng

Mẫu gạch kính sử dụng cho nhà tắm để tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ

gạch kính

Gạch kính sử dụng cho nhà bếp để giúp không gian nấu nướng thoáng sáng hơn

gạch kính

Với những nhà tắm không gian hẹp, bạn có thể tận dụng gạch kính để giúp không gian sáng hơn

gạch kính

Tại các khu văn phòng hay tòa nhà cao ốc, mẫu gạch kính cũng được sử dụng để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên

gạch kính

Việc sử dụng gạch kính giúp lấy ánh sáng từ đó đảm bảo không gian luôn thoáng sáng

Gạch kính trang trí

Bên cạnh khả năng lấy sáng, gạch kính còn được nhiều khách hàng sử dụng để tăng thêm tính thẩm mỹ và vẻ đẹp cho không gian. Trong quá trình thi công, bạn có thể thêm thuốc nhuộm để tạo màu cho kính. Điều này giúp công trình trở nên nổi bật, ấn tượng hơn.

Gạch kính trang trí

Gạch kính trang trí giúp không gian làm việc ấn tượng, độc đáo hơn

Gạch kính trang trí

Nhờ có gạch kính với các màu sắc, hoa văn độc đáo mà không gian tăng thêm tính thẩm mỹ

Gạch kính trang trí

Để không gian làm việc đỡ nhàm chán và tẻ nhạt, bạn có thể sử dụng gạch kính trang trí với nhiều màu sắc như mẫu thi công trên đây

Gạch kính trang trí

Hiện nay gạch kính trang trí còn được sử dụng cho không gian của quán hàng

Gạch kính trang trí

Với nhiều màu sắc ấn tượng, các mẫu gạch kính trang trí tạo thêm điểm nhấn nổi bật cho không gian

Bảng giá gạch kính chi tiết nhất

Dưới đây là bảng báo giá gạch kính chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo thêm:

STT Loại sản phẩm Giá (đồng/viên)
1 Gạch lấy sáng Indonesia 41.000 – 63.000
2 Gạch lấy sáng Thái Lan 38.000 – 58.000
3 Gạch lấy sáng Đồng Tâm 43.000

Lưu ý: Bảng giá trên của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Để được báo giá chi tiết, chính xác nhất quý khách vui lòng liên hệ đến hotline: 0934 585 639 để được tư vấn, hỗ trợ.

Cách thi công gạch kính an toàn

Dưới đây là trọn bộ quy trình thi công gạch kính an toàn, hiệu quả:

Bước 1: Chọn loại gạch kính phù hợp

Tại những khu vực cần ánh sáng lớn, bạn nên lựa chọn gạch kính trắng với bề mặt bóng để lấy ánh sáng tốt nhất. Còn những không gian muốn tạo thêm điểm nhấn, bạn nên chọn gạch thủy tinh có màu sắc nổi bật.

Bước 2: Chuẩn bị sơ đồ thi công gạch kính

Chuẩn bị sơ đồ thi công gạch kính

Chuẩn bị sơ đồ thi công là công đoạn vô cùng quan trọng. Bạn hãy kết hợp với thợ xây hoặc chủ thầu để tính toán số lượng gạch cũng như sơ đồ thi công để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ.

Bước 3: Chọn keo chà ron gạch kính

Tùy thuộc mỗi loại gạch mà tỷ lệ trộn keo sẽ khác nhau. Do đó trước khi thi công hãy xem hướng dẫn trên bao bì.

Bước 4: Đặt miếng đệm giữa các khối

Cắt miếng điệm theo chiều dài sau đó đổ keo vào trong đường viền của miếng đệm. Bạn có thể chèn thêm móc trong điệm ngang để cố định gạch kính.

Bước 5: Sắp xếp hàng đầu tiên của khối gạch kính

Sắp xếp hàng đầu tiên của khối gạch trên miếng đệm ngang sau đó trét keo lên bề mặt của khối gạch kính. Trong quá trình sắp xếp các khối sẽ lật lại và keo sẽ tiếp xúc với miếng đệm nằm ngang phía dưới. Do đó giữa các khối phải luôn có keo.

Bước 6: Tiếp tục với hàng gạch tiếp theo

Miếng đệm thứ hai sắp xếp trên đỉnh khối đầu kèm miếng đệm ngang vào đầu tường. Sau đó nhấn miếng đệm lên bề mặt keo.

Bước 7: Lau chùi vết vữa và keo thừa

Sau khi đã sắp xếp xong các hàng gạch, bạn sử dụng khăn để lau sạch các vết vữa hoặc keo đã sử dụng đã dính thừa trên bề mặt gạch.

Bước 8: Hạn chế chạm vào gạch

Khu vực gạch kính mới thi công bạn cần tránh va chạm để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về gạch kính cũng như quá trình thi công vật liệu xây dựng này. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị từ đó lựa chọn được loại gạch phù hợp nhất.