Gạch Ceramic là gì? Có mấy loại? Ưu điểm và nhược điểm

Những vật liệu phục vụ trong ngành xây dựng hiện nay khá đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho các chủ đầu tư. Đặc biệt khi hoàn thiện thi công, gạch ốp lát là vật liệu không thể thiếu được. Trên thị trường có rất nhiều loại gạch với chất liệu, hoa văn, kích thước khác nhau. Gạch Ceranic cũng là một trong số đó, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về loại gạch này trong nội dung bài viết sau đây.

Gạch Ceramic là loại gạch gì?

Gạch Ceramic là loại gạch gì

Gạch Ceramic là loại gạch được làm từ chất liệu Ceramic (một chất liệu gốm), với nhiều kích thước khác nhau.

Để thuận tiện cho người sử dụng, gạch Ceramic đáp ứng đầy đủ các loại kích cỡ lớn nhỏ, từ 90 m2 diện tích bề mặt, độ dày 5 mm đến chiều dài hơn 1 m các cạnh, độ dày 20 – 25 mm.

“Ceramic” là từ được dùng để chỉ các loại nguyên liệu làm ra gạch. Từ đất sét, cát và một số vật liệu tự nhiên khác trải qua quá trình xử lý, tạo khối và nung ở nhiệt độ từ 1000 độ C đến 1250 độ C trong lò đã tạo ra thành phẩm gạch Ceramic.

Gạch Ceramic có những loại nào?

Gạch Ceramic được phân loại dựa theo các tính năng sau:

1. Phân loại dựa vào công nghệ sản xuất:

Gạch ceramic theo công nghệ sản xuất sẽ có loại tráng men và gạch không tráng men.

Gạch ceramic tráng men sẽ có một lớp men màu trên bề mặt. Loại gạch này có tính thẩm mỹ cao, độ cứng và độ chống thấm hút nước tốt.

Gạch ceramic không tráng men là loại gạch không tráng men trên bề mặt mà hoàn toàn nguyên chất. Màu của gạch và những họa tiết trên bề mặt được tạo ra bằng màu và xương gạch rồi đưa vào nung ở nhiệt độ quy định.

2. Phân loại dựa vào mức độ hút nước

Mức độ thấm hút nước của gạch sẽ phụ thuộc vào các lỗ siêu siêu nhỏ có trong xương gạch. Các lỗ siêu nhỏ này chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.

3. Phân loại dựa vào kỹ thuật sản xuất: đùn và ép

Để tạo ra những viên gạch thành phẩm, khi sản xuất phải dùng đến hai kỹ thuật cơ bản là đùn và ép.

Ép gạch bằng cách cho các nguyên liệu vào máy ép để tạo áp lực thành hình dạng. Đùn gạch là đưa các nguyên liệu dạng nhão vào một lỗ đặc biệt để làm ra hình viên gạch.

kỹ thuật sản xuất: đùn và ép

4. Phân loại dựa vào màu sắc xương gạch

Các thành phần nguyên liệu sẽ quyết định màu sắc xương gạch: sắc đỏ, trắng hoặc hơi ngả trắng

Những sản phẩm gạch ceramic không tráng men thì màu gạch sẽ được hình thành bằng chính màu pha trộn trong xương gạch.

5. Phân loại dựa vào kích thước, mẫu mã

Hình dạng gạch mà mọi người thường thấy sẽ có hình vuông hoặc hình chữ nhật, nhưng cũng có một số hình khối khác như hình lục lăng, ngũ giác…

Bên cạnh mẫu mã, kích thước của gạch cũng khá đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Từ những viên gạch có chiều dài các cạnh khá nhỏ đến lớn (có viên gạch chiều dài lên đến 3 m), độ dày từ vài mm đến 3,5 cm.

6. Phân loại dựa vào công năng sử dụng

công năng gạch ceramic

Phân loại theo công năng sử dụng tại từng vị trí như dùng trong nhà hay ngoài trời, dùng để ốp trên tường hay lát dưới sàn? Tùy vào mục đích sử dụng để các bạn lựa chọn gạch ceramic cho phù hợp. Điều quan trọng nữa là phải xác định chính xác diện tích định ốp lát.

 Gạch ceramic có những ưu nhược điểm nào?

Để có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng, các bạn nên hiểu rõ những ưu, nhược điểm của gạch Ceramic:

Ưu điểm của gạch ceramic là khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc, thích hợp với các không gian sử dụng khác nhau.

Nhược điểm của gạch ceramic là loại gạch gốm được làm từ đất nung nên rất dễ bị sứt mẻ khi bị va đập. Khả năng chống thấm chưa cao nên khi thi công cần hết sức chú ý đến vấn đề tạo liên kết bằng vữa xi măng.

Khi thi công nên chọn gạch Ceramic hay gạch Granite?

nên chọn gạch Ceramic hay gạch Granite?

Gạch Ceramic và gạch Granite có nguyên liệu, quy trình sản xuất và giá thành khác nhau nên tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn hãy đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Gạch Ceramic

Gạch Granite

–       Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú phù hợp với những không gian cần đến tính thẩm mỹ cao như ốp tường các phòng, lát nền phòng ngủ…

–       Gạch ceramic men bóng lát nền: có độ bóng sáng cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ở nơi ở, còn những chỗ công cộng sẽ không phù hợp.

–       Gạch ceramic men mờ lát nền: mang phong cách kiến trúc hiện đại, bề mặt có độ cứng cao, sử dụng được cả ở nơi công cộng (hội trường, nơi làm việc…)

–       Gạch cersmic trang trí (ốp tường): dễ dàng vệ sinh lau chùi, thường được ốp trong nhà vệ sinh hoặc bên trong nhà, không dùng để lát nền.

–       Gía thành: từ 60.000 – 200.000 vnđ/m2

–       Phù hợp với những không gian đi lại nhiều như phòng khách, sân thượng, chỗ để xe, sân vườn…Bởi gạch có độ bền cao, ít bị trầy xước.

–       Gạch granite bóng kiếng: có độ bóng sáng rất bền nên khá phù hợp để sử dụng những nơi công cộng hay mặt tiền nhà ở.

–       Gạch granite men mờ: khả năng chống mài mòn cao, rất bền màu, thích hợp sử dụng ở những nơi công cộng, thường xuyên có sự đi lại (hội trường, nhà ga, bệnh viện, văn phòng…)

–       Gạch granite trang trí: màu sắc, họa tiết tự nhiên, chịu lực tốt, phù hợp ốp tường và với cả lát nền.

–       Gía thành: cao hơn gạch Ceramic, có giá giao động từ 90.000 – 200.000 vnđ/m2.

Hy vọng qua bài viết về gạch Ceramic của chúng tôi đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết cơ bản về loại gạch này để lựa chọn sử dụng phù hợp với từng không gian.