[Hướng dẫn] Thi công lát gạch nền nhà đơn giản đúng kỹ thuật

Kỹ thuật lát gạch nền nhà được coi là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng nói chung của toàn bộ công trình. Công việc này đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, đảm bảo được nhiều yếu tố khác nhau khi thi công. Hãy tham khảo ngay kỹ thuật lát gạch nền nhà mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

Chuẩn bị nguyên vật liệu trước khi lát gạch

  • Chọn mua gạch lát nền theo đúng tiêu chuẩn và quy cách; phù hợp với sở thích và nhu cầu của gia chủ. Bạn cần kiểm tra gạch để không bị rạn nứt hay sứt mẻ.
  • Chọn gạch phải cùng mã sản phẩm, kích thước, màu sắc đồng đều, sản xuất cùng lô.
  • Không làm ẩm sản phẩm trước khi lát.
  • Không để vôi vữa hay các chất bẩn bám vào bề mặt gạch trước khi lát.
  • Bê tông đổ thấp hơn cốt 0 – 0 từ 3 – 5cm. Lý tưởng nhất là để nền nhà sau khi lát không cao hơn, tránh ảnh hưởng đến các hạng mục chung trong công trình.
  • Định vị mặt sàn theo cốt 0 – 0 theo mặt phẳng hay mặt dốc tùy theo vị trí lát nền.
  • Cán vữa trộn xi măng và cát theo tiêu chuẩn mác vữa sao cho bề mặt nền phải thật phẳng, hoặc bạn có thể sử dụng keo dán gạch

chọn gạch lát nền

Kỹ thuật lát gạch nền nhà đơn giản hiệu quả

Bước 1: Tạo bước nền bề mặt

Đây là bước cần phải đầm nền cho chặt để tạo được độ phẳng cho cốt nền. Cần đảm bảo không xảy ra tình trạng sụt lún; tạo được độ chắc chắn  và có thể chịu tải áp lực khi đi lại sử dụng nền gạch. Các bước thực hiện như sau:

  • Căng dây lấy cốt và tạo độ dốc bằng cách sử dụng ống nước tito.
  • Trộn nước với lớp vữa lót xi măng cho ngấm dần; vữa khô trộn sao cho không bị nhão.
  • Rải lớp vữa lót đã trộn đều với nhau; lưu ý không được đổ đè lên các mốc lấy cốt.
  • Dùng thước gạt phẳng để tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt; lớp vữa lót cần có độ dày từ 2 -3cm.

Bước 2: Xác định vị trí và bắt đầu lát gạch

Đây là khâu khá quan trọng vì nó liên quan nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Bạn cần dựa thưa diện tích ngôi nhà để xác định điểm bắt đầu lát gạch. Cần đảm bảo rằng lát gạch thẳng, hoa văn khớp với nhau.

  • Dùng dây tạo đường thẳng và bắt đầu lát theo quy tắc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
  • Rải lớp lót nền bằng xi măng để tăng độ bám dính ở viên gạch cũng như lớp lót nền.
  • Viên gạch cần đặt cùng chiều gân của mặt dưới lên lớp vữa lót. Bạn có thể tự canh và quyết định độ rộng của các mạch vữa.
  • Dùng búa cao su để điều chỉnh gạch. Đồng thời, để tăng độ bám dính bạn cần dùng búa cao su gõ nhẹ vào giữa viên gạch.

kỹ thuật lát gạch nền nhà

Bước 3: Chít mạch

Chít mạch sẽ giúp gạch và lớp vữa có sự kết dính với nhau chắc chắn hơn. Công việc này sẽ được tiến hành sau khoảng 3 tiếng kể từ khi lát gạch xong.

  • Trộn vữa chít mạch theo tỷ lệ 1:1 (gồm 1 phần xi măng : 1 phần cát mịn), rồi trộn với nước sao cho có độ nhão vừa phải. Bạn có thể dùng xi măng trắng để thay đổi màu vữa. Điều này sẽ giúp nền gạch đạt tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Dùng đầu bay để đưa lượng vữa vừa đủ vào mạch.
  • Nếu có vữa tràn ra thì dùng bay hớt đi, không được để rơi vãi bám dính vào bề mặt gạch.

Bước 4: Làm sạch bề mặt nền sau khi lát

Đây là công đoạn cuối cùng trong việc thi công lát gạch nền nhà. Nó sẽ giúp gạch thể hiện được màu sắc tự nhiên nhất sau khi lát. Công việc này sẽ được tiến hành sau khi mạch vữa khô từ 24 – 36h.

Bạn xả nước sạch lên nền nhà rồi dùng giẻ sạch để lâu hết các vết vữa bám hoặc vết bẩn trên nền gạch. Trước khi lau nên ngâm nền nhà với nước 1 thời gian ngắn để các lớp vữa này dễ bong và lau chùi hơn.

lát gạch nền nhà

Lưu ý: Bạn không được vệ sinh quá sớm hoặc quá muộn so với khoảng thời gian trên. Bởi nếu mạch liên kết chưa đủ vững hoặc đã dính quá chắc thì sẽ gây khó khăn khi vệ sinh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng công trình. Đồng thời, bạn cần dùng giẻ sạch khi vệ sinh, không được dùng giẻ bẩn và nước bẩn. Ngoài ra, tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất tẩy rửa vì nó có thể ảnh hưởng đến gạch và mạch chít.

Yêu cầu kết quả bề mặt và thẩm mỹ

  • Đảm bảo lớp vữa lót không bị loãng, quá ướt hoặc quá khô.
  • Không được để vữa bám trên bề mặt gạch quá lâu sau khi thi công; khi vữa vừa khô phải dùng giẻ lau ngay.
  • Hoa văn gạch cần xếp đúng để không ảnh hưởng thẩm mỹ chung; các vết cần cho vào bên trong.
  • Đảm bảo không nghe tiếng “ộp” khi bạn gõ lên bề mặt gạch sau khi thi công xong.
  • Nền gạch phải phẳng theo độ dốc; mạch vữa gọn và thẳng.

Có thể thấy kỹ thuật lát gạch nền nhà đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, tính chính xác cũng như thẩm mỹ tốt. Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn kỹ thuật lát gạch nền nhà cùng những yêu cầu chi tiết nhất. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.